Sáng ngày 15/06/2023, Báo Tuổi Trẻ cùng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức tọa đàm “Tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm đầy đủ cho trẻ em và người lớn” trong khuôn khổ một buổi trao đổi, bàn luận về tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho cả trẻ em và người lớn, nhất là các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm.
Bạn đang xem: chien than bat bai tieu chinh van
Tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng
Mở đầu cho tọa đàm “Tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm đầy đủ cho trẻ em và người lớn”, về phía đại diện của Báo Tuổi Trẻ – Nhà báo Lê Xuân Trung, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ đã cho biết, trong cuộc sống nhiều rủi ro và biến động như hiện nay, vắc xin ngày càng có vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ông Trung chia sẻ rằng, ở vị trí là một cơ quan truyền thông có nhiều bạn đọc, Báo Tuổi Trẻ mong muốn cung cấp và lan tỏa những thông tin tích cực và hữu ích đến với bạn đọc của mình thông qua nhiều chương trình hữu ích, điển hình là Cuộc thi viết “Tiêm ngừa – Chuyện chưa kể”.
Thông qua buổi tọa đàm này, ông Trần Xuân Toàn – Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ muốn lấy vấn đề bệnh truyền nhiễm làm cơ sở để trang bị cho người dân những thông tin khoa học hữu ích nhất về tầm quan trọng của việc tiêm ngừa trong mục tiêu phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của xã hội.
Để nâng cao nhận thức người dân về sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm cũng như tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của cộng đồng, anh Lê Văn Công (Vận động viên Việt Nam đầu tiên giành được huy chương vàng Paralympic và thiết lập kỷ lục thế giới môn cử tạ dành cho người khuyết tật) cùng chị Nguyễn Thị Sari (Vận động viên bơi lội) đã có những chia sẻ về câu chuyện kém may mắn của bản thân về việc không được tiêm ngừa vắc xin đầy đủ vào những năm đầu đời do hạn chế về tài chính, hạn chế về kiến thức cũng như hạn chế về điều kiện tiêm chủng tại địa phương mà khiến cho bản thân phải đối mặt với sự khiếm khuyết về cơ thể, gây ra nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Nhận thấy được tác hại kinh khủng của dịch bệnh mang tới, không chỉ gây hại tức thời mà còn để lại di chứng đến suốt cuộc đời. Điển hình, chị Sari do cản trở về kiến thức của gia đình mà phải đối diện với tình trạng không được tiêm vắc xin, thiếu thốn miễn dịch và dẫn đến biến cố mà khiến gia đình chị phải hối tiếc cả đời là chị đã bị mắc phải sốt bại liệt và để lại di chứng gây tổn thương đến tận ngày hôm nay. “Kình ngư” Sari chia sẻ rằng: “Đời mẹ đi trước đã không có đủ điều kiện tiêm chủng, khi bé sinh ra em đã cho bé tiêm rất đầy đủ các loại vắc xin”.
Anh Công cũng nhận thức được tầm quan trọng của vắc xin và lợi ích to lớn mà tiêm chủng mang lại, anh chia sẻ rằng: Trong quá trình mang thai anh, mẹ anh đã không may mắc phải bệnh sốt xuất huyết và đã để lại di chứng gây tổn thương cho hai chân của anh, điều này đã đi theo suốt cuộc đời anh. Nhân thức rõ được nguyên nhân của vấn đề này, anh chia sẻ rằng: “Ngoài các mũi tiêm vắc xin miễn phí của Nhà nước, Công còn dẫn các cháu đi tiêm thêm các mũi dịch vụ phòng nhiều bệnh nguy hiểm khác để hai con có thể được bảo vệ toàn diện về sức khỏe”.
Theo PGS.TS.BS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tiêm chủng mang lại nhiều giá trị, không chỉ chăm sóc sức khỏe cho con người từ lúc chưa đẻ ra, còn nằm trong bụng mẹ, tới lúc mới đẻ ra và cho đến khi về già.
Ông cũng chia sẻ, dự phòng nói chung, vắc xin và tiêm chủng nói riêng đã được Nhà nước xác định là một trong những hạng mục quan trọng hàng đầu cần được đầu tư. Dẫn chứng là có rất nhiều hạng mục, chương trình bị cắt bỏ nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành nhưng chương trình tiêm chủng mở rộng là hạng mục “không bao giờ bị Chính phủ cắt đi một đồng nào mặc dù có thể chi theo những hình thức này hay theo những hình thức khác”. Qua đó, ta thấy được tầm quan trọng to lớn của việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đến sự khỏe mạnh của cá nhân, gia đình và xã hội, vĩ mô hơn là sự phát triển của quốc gia.
Sự khó khăn của cung ứng vắc xin
Tiếp nối câu chuyện của 2 nhân vật khiếm khuyết về hình thể nhưng mang trong mình tinh thần bất diệt, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh rằng, chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam còn giới hạn về số lượng các loại vắc xin, chỉ có thể phòng được 10 bệnh truyền nhiễm và tỷ lệ bao phủ của vắc xin miễn phí là còn hạn chế rất lớn, không mang lại hiệu quả tối đa và toàn diện trong việc phòng ngừa và thanh lý các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng.
Vì thế, ông Trần Đắc Phu vừa trân trọng và khuyến khích người dân tận dụng sự ưu ái của chế độ nhà nước về sức khỏe, vừa tỏ thái độ kiên quyết ủng hộ phát triển vắc xin dịch vụ bởi vắc xin dịch vụ có khả năng phủ rộng toàn dân lớn, có thể tiêm được hàng ngày với chất lượng vắc xin vượt trội, đơn cử là VNVC với hơn 110 trung tâm tiêm chủng trên cả nước.
“Các ông bố bà mẹ có thể bớt đi một bữa bia để tiêm cho con thêm một liều vắc xin… ”, bác Phu hài hước chia sẻ. Đúng như vậy, tuy vắc xin dịch vụ là tốn tiền nhưng đây là những đầu tư hoàn toàn đúng đắn và không bao giờ là lãng phí. Tại VNVC, tất cả các loại vắc xin đều được trợ giá cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, chỉ bằng “một bữa bia” của các bậc phụ huynh nhưng có thể mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, sự phát triển, khôn lớn vượt trội của trẻ.
Tiêm chủng khoa học là tiêm đủ mũi, đủ liều và đúng lịch
Có mặt tại buổi tọa đàm với cương vị là một trong những giám khảo của Cuộc thi viết “Tiêm ngừa – chuyện chưa kể”, diễn viên Ngọc Lan chia sẻ rằng cô đã tìm hiểu về tiêm chủng vắc xin từ 8 năm trước để chuẩn bị đầy đủ hành trang cho việc mang thai của mình. Ngọc Lan nhấn mạnh rằng tiêm chủng cần phải được đảm bảo thực hiện đủ mũi, đủ liều và đúng lịch vì nồng độ của một số kháng thể trong cơ thể sẽ suy giảm theo thời gian, nếu không được “tiếp kháng thể” đúng lúc, rất có thể trẻ sẽ mắc bệnh truyền nhiễm, gây ra cho trẻ nhiều tác động xấu, để lại nhiều di chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong.
MC Xuân Hiếu cũng đồng ý với ý kiến của diễn viên Ngọc Lan. Chị chia sẻ rằng, chị luôn tin tưởng vào vắc xin và tiêm chủng, chị cho rằng vắc xin thật sự là một phát minh tuyệt vời của nhân loại, là vũ khí hoàn hảo giúp con người chiến đấu chống lại bệnh tật. Chị cũng phấn khởi bật mí rằng chị là một fan của VNVC, cả 5 đứa con và 2 vợ chồng chị đều đặn lui tới VNVC để tiêm ngừa theo đúng lịch tiêm mà bác sĩ khuyến cáo và chỉ định, trộm vía là gia đình chị luôn khỏe mạnh, điều này càng làm tăng thêm niềm tin của chị vào y tế dự phòng nói chung, vắc xin và tiêm phòng nói riêng.
Khó khăn trong việc đưa thông tin khoa học có ích đến với người dân
Trong suốt 25 năm làm báo, nhà báo Phan Kim Sơn luôn ưu tiên đề cao sự nguy hiểm và hậu quả để lại của các bệnh truyền nhiễm và liên tục kêu gọi mọi người đi chích ngừa. Nhờ việc gắn bó với các bệnh viện truyền nhiễm như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, ông đã thấu hiểu được một phần nỗi đau của những người thiếu kiến thức về dự phòng bệnh tật phải chịu đựng khi không chích ngừa và dẫn đến lây nhiễm bệnh, gây ra các biến chứng phức tạp như phải thở máy, viêm phổi, nhiễm trùng và khiến cho chi phí điều trị bỏ ra lên tới vài trăm triệu đồng.
Vì thế, ông Sơn đánh giá cao về giá trị thực tiễn mà Cuộc thi mang lại, bởi đây là sân chơi có thể truyền tải được những thông điệp tích cực về chủ đề tiêm chủng đến với cộng đồng. Đặc biệt, những thông điệp này được lồng ghép trong những câu chuyện đời thường, giản dị, thực tế, “người thật việc thật” với tính lan tỏa và ảnh hưởng cao.
Tiếp tục với câu chuyện lan tỏa thông tin về tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng, ông Phan Huy Khôi – phó giám đốc truyền thông Công ty Cổ phần vacxin Việt Nam (Hệ thống tiêm chủng VNVC) chia sẻ rằng, việc truyền đạt thông tin khoa học mang tính chất hàn lâm dưới dạng những ngôn từ bình dị, gần gũi và dễ hiểu là chưa đủ, những thông tin này cần phải đảm bảo được sự chính xác, đây là yếu tố hàng đầu không thể bỏ qua trong công tác truyền thông và định hướng nhận thức của cộng đồng, nhất là đối với những đơn vị đang công tác trong lĩnh vực y tế nói chung và y tế dự phòng nói riêng.
Đây cũng là một trong những mục tiêu mà VNVC đang hàng ngày thực hiện và nỗ lực hoàn thiện hơn nữa để tối ưu hóa chất lượng thông tin và khả năng truyền đạt cũng nhưng lan tỏa đến cộng đồng, đến toàn bộ người dân tại Việt Nam.
Xem thêm: bảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng
Chưa dừng lại ở đó, ông Phan Huy Khôi còn nhấn mạnh rằng, cuộc thi viết “Tiêm ngừa – chuyện chưa kể” sẽ là một trong rất nhiều những hành động mà VNVC sẽ thực hiện để chạm được, thậm chí là vượt qua được mục tiêu đề trên để sớm hướng đến một xã hội khỏe mạnh, phát triển toàn diện, ấm no và hạnh phúc.
Trách nhiệm và nỗ lực đưa những liều vắc xin chất lượng cao đến với mọi vùng miền Tổ quốc
Sớm nhận thấy tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng trong hành trình thanh lý các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, năm 2017 VNVC ra đời và trở thành đơn vị hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ trong việc mở rộng, phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Trong suốt gần 6 năm “chinh chiến” và liên tục mở rộng, vươn tới mọi ngóc ngách trên bản đồ hình chữ S, VNVC vẫn không bỏ quên chức năng, nhiệm vụ của mình mà luôn bám sát theo mục tiêu đã đặt ra ngay từ ban đầu.
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, VNVC đã nỗ lực tăng cường số lượng trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, nỗ lực phủ rộng khắp các địa phương, nhất là các vùng sâu, vùng xa, các địa phương bị hạn chế về thông tin vắc xin và tiêm chủng khoa học, chính thống.
Hiện nay, hệ thống VNVC đã có đến 113 trung tâm tiêm chủng tại 47 tỉnh thành, với mục tiêu đưa vắc xin đến với mọi người dân Việt Nam, không chỉ tập trung ở thành thị mà còn với dân số nông thôn. Hệ thống VNVC hiện nay có khả năng cung cấp đầy đủ hơn 40 loại vắc xin với số lượng lớn, có thể phòng ngừa 50 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em và người lớn.
Mỗi trung tâm tiêm chủng của VNVC đều trang bị kho lạnh cùng dây chuyền lạnh Cold Chain đạt chuẩn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tiêu chuẩn GSP, bảo quản vắc xin trong nhiệt độ ổn định từ 2-8 độ C, nhằm đảm bảo vắc xin luôn đạt chất lượng cao, tính an toàn và hiệu quả ở mức tối đa.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC còn sở hữu 4 kho lạnh lớn, bảo quản và lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ âm sâu từ -40 đến -86 độ C tại 3 điểm cầu chủ lực tại Việt Nam, bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội với sức chứa lên đến trên 300 triệu liều vắc xin trong cùng 1 thời điểm. Khẳng định rằng VNVC luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho người dân cả nước, nhất là vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, khí hậu diễn biến thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm “hoành hành” và bùng phát.
Nhằm mang lại lợi ích cho người dân, VNVC cam kết luôn cung cấp đầy đủ vắc xin an toàn và hiệu quả với quy trình bảo quản vắc xin nghiêm ngặt, khép kín, khoa học và logic giữa khâu trước khi đến phòng tiêm, tại phòng tiêm, sau khi tiêm và ngay cả trong quá trình vận chuyển vắc xin.
Kết thúc tọa đàm, BS Chính nhấn mạnh rằng, VNVC cam kết đồng hành với Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước để đưa vắc xin đến tay người dân cùng với những “ưu đãi chồng ưu đãi” hướng tới sự bình đẳng về nhu cầu tiêm chủng. Nhiều trung tâm tiêm chủng của hệ thống VNVC luôn sẵn sàng phục vụ xuyên trưa không nghỉ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả T7, chủ nhật và các ngày lễ lớn để người dân có thể tiếp cận vắc xin một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
Buổi tọa đàm được khép lại để hướng đến lễ phát động cuộc thi viết “Tiêm ngừa – chuyện chưa kể” với lễ ra mắt hội đồng ban giám khảo cuộc thi bao gồm 7 thành viên bao gồm:
- Nhà báo Cao Huy Thọ – Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ truyền thông báo Tuổi Trẻ;
- BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC – Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam;
- Vận động viên người khuyết tật Lê Văn Công;
- Nhà báo Phan Kim Sơn – Thạc sĩ truyền thông, giảng viên Khoa Truyền thông sáng tạo Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;
- BS Lê Hồng Nga – Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM;
- BS Trương Hữu Khanh – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng
- Diễn Viên Ngọc Lan

Và để chính thức phát động cuộc thi viết “Tiêm ngừa – chuyện chưa kể”, PGS.TS.BS Trần Đắc Phu cùng hội đồng ban giám khảo cuộc thi thực hiện nghi lễ bấm nút khởi động, gửi gắm những mục tiêu tốt đẹp hướng đến cộng đồng và đẩy chúng bay cao, bay xa, bay đến khắp mọi vùng miền của Tổ quốc, mang đến cho dân tộc Việt Nam những thông tin khoa học cần thiết nhằm nâng cao ý thức dự phòng, giữ gìn sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tọa đàm “Tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm đầy đủ cho trẻ em và người lớn” không chỉ dừng lại ở quy mô của một buổi giao lưu, trao đổi và chia sẻ những thông tin quan trọng và hữu ích về chủ đề tiêm chủng vắc xin trọn đời đầy đủ cho trẻ em và người lớn mà còn là “cầu nối” cho VNVC cùng Báo Tuổi Trẻ phát động cuộc thi viết “Tiêm ngừa – chuyện chưa kể” nhằm hướng đến mục tiêu lan tỏa những câu chuyện, thông điệp tích cực vì một cộng đồng được bảo vệ trọn đời bởi vắc xin.
Để tham gia cuộc thi viết “Tiêm chủng – chuyện chưa kể”, người dự thi gửi tác phẩm dự thi vào email [email protected] hoặc truy cập vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ https://tuoitre.vn/tiem-ngua-chuyen-chua-ke-e1508.htm sau đó điền thông tin và tải file chứa tác phẩm dự thi theo yêu cầu. Nội dung tác phẩm dự thi chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm và trải nghiệm cá nhân liên quan đến chủ đề “tiêm chủng” một cách chân thực và ý nghĩa; có mức độ ảnh hưởng, lan tỏa thông điệp tích cực về tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng đối với sức khỏe cộng đồng; cách viết bài sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn và mang tính truyền cảm hứng mạnh mẽ
Thời gian nhận bài viết từ ngày 10/6 đến 30/7/2023.
Cơ cấu giải thưởng cho Cuộc thi viết “Tiêm ngừa – chuyện chưa kể” dành cho 147 tác phẩm dự thi xuất sắc nhất gồm có:
Ngoài giải thưởng và nhiều phần quà hấp dẫn, người tham gia cuộc thi viết “Tiêm ngừa – Chuyện chưa kể” cũng đã góp phần vào việc xây dựng một xã hội văn minh, hiểu biết, khỏe mạnh và phát triển.
Tìm hiểu chi tiết về cuộc thi tại đây Xem thêm: vở bài tập toán lớp 5 bài 120 |
Bình luận