Bài làm
Bạn đang xem: bài viết số 2 lớp 7 loài cây em yêu
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thủ đô thân yêu, ở thời điểm mà lũy trúc ngàn tre có lẽ chỉ còn trong hoài niệm. Nhưng trong tôi luôn tràn đầy tình cảm yêu thương với loài tre vốn là biểu tượng cho tinh thần, khí phách và sức mạnh của dân tộc Việt Nam ngàn đời.
Tình yêu của tôi đối với tre khởi nguồn từ những bài học đầu tiên, từ câu kể lời ru của bà, của mẹ. Trong tôi luôn văng vẳng lời thơ quen thuộc trong bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Xem thêm: ngày xưa tôi có quen một người em gái nhỏ
Cứ như thế, lớn dần theo năm tháng, ở tôi đã hình thành một thứ tình cảm đặc biệt đối với cây tre. Có lẽ bởi tre bởi tre thân thiết quá , tre gắn bó với người nhiều quá, tre là hiện thân cho tâm hồn, tình cảm, cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam mà tôi quý tre đến thế.
Đất nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau nhưng sắc tre xanh lại ghi dấu trong tôi những tình cảm thân thương nhất. Thân tre mọc thẳng, dáng tre cao vút kiên cường như người quân tử không bao giờ chịu khuất phục trước gian nan. Tre chẳng có gì làm của riêng, có chăng là manh áo cộc tre lại nhường cho những đứa con của mình – những mầm măng còn thơ dại. Tre như người mẹ hiền âu yếm, nhường nhịn, cam chịu khổ cực nhọc nhằn vì con, ai dám bảo thảo mộc không có tình mẫu tử . Lá tre tuy không đủ to lớn để khoa trương, cũng chưa đủ dày dày dặn để chiến đấu với bão trời; lá tre mỏng manh lắm, nhỏ nhẹ lắm nhưng cũng đủ làm chiếc ô khổng lồ tre mát cho bản làng, xóm thôn, ôm ấp nhịp sống bình yên cho con người. Dù thân gầy guộc, dù lá mong manh nhưng tre biết đoàn kết lại, biết “Thương nhau tre chẳng ở riêng” tạo nên một sức mạnh không gì tàn phá nổi. Giống như người, thế hệ trước đi qua sẽ có thế hệ sau tiếp nối, tre cũng vậy “ Năm qua đi, tháng qua đi / Tre già măng mọc có gì lạ đâu”, những mầm măng ngay khi mới nhú lên khỏi mặt đất đã tự tin chứng tỏ mình: nhọn hoắt, đâm thẳng , vươn lên đầy sức sống. Tre không quản khó khăn, chẳng nản nghèo nàn, ở đâu tre cũng gắng mình vươn lên xanh tốt “Dễ siêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu dễ bấy nhiêu cần cù” . Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Cũng vì thế mà tre được coi là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Tre là bạn thân của con người, đời tre gắn với đời người trong mối hòa quện tâm giao. Từ thủa lọt lòng, ta đã sớm có nôi tre làm bạn. Tuổi thơ mỗi người lại lớn lên bằng những que chuyền đánh chắt bằng tre, ống thò ống thụt, thanh nan làm khung cho diều,….Những đêm trăng thanh gió mát có ai quên lời tỏ tình đầy ý vị “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?” Đến khi dựng vợ gả chồng nên duyên đôi lứa thì tre lại làm nhiệm vụ dựng nhà, dựng cửa, làm kèo làm cột, làm giường,….hòa hợp trong hạnh phúc nhân duyên. Tuổi già có chiếc điếu cày tre thì thật là hạnh phúc. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở đến cả phong tục, tập quán ,…Những nhọc nhằn trong lao động : xay, giã, dần , sàng đều có tre giúp sức. Tre chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc trong mối tình thuỷ chung son sắt.
Tre đi sâu vào đời sống tinh thần của con người, làm giàu thêm đời sống ấy. Nhạc của trúc, của tre là khúc nhạc của đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng chõng tre kẽo kẹt, tiếng sáo diều bay bổng lan xa, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời ca của cuộc sống yên bình. Tre góp mặt vào những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và tre còn là một trong những chất liệu quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc : đàn tơ rưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Chẳng những thế, tre còn là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tác thi ca . “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy hay “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới là những minh chứng rõ ràng cho điều ấy. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, nhịp cầu tre êm đềm nối những mảnh tình quê. Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Không biết tre có tự bao giờ, nhưng từ thời Hùng Vương thứ sáu tre đã đi vào truyền thuyết chống giặc ngoại xâm, giữ gìn đất nước. “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” – hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…” là như thế đó.
Dù năm tháng có đi qua, đất nước Việt Nam có ngày một một giàu mạnh hơn thì tôi vẫn tin rằng cây tre không bao giờ mất đi vị trí quan trọng của nó trong lòng mỗi người. Hà nội không có nhiều tre, tôi cũng không được sống gần gũi với bờ tre xanh, khói rơm, mái rạ. Nhưng chỉ với những gì tôi biết về tre cũng đủ nuôi dưỡng tình cảm của tôi dành cho tre sống mãi . Bởi tôi coi tre là bạn, là bóng mát,là khúc nhạc tâm tình, là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
Xem thêm: vở bài tập toán lớp 5 bài 120
Bình luận